Trang dieuphap.com

Trang Thiền Vipassana

Giới thiệu: Bài giảng khóa 5, của khóa tu thiền Tứ Niệm Xứ Pa-Auk, tại chùa Nguyên Thủy, Việt Nam, nhân mùa an cư kiết hạ năm 2008.

Tác giả: Ngài Thiền Sư Viện Chủ Pa-Auk, Thiền Viện Pa-Auk, Myanmar
Giảng sư: Thiền Sư Dhammapàla
Chuyển ngữ và đánh máy: Tu nữ Minh Duyên

[Loudspeaker icon] Download bai giang

Phap Am Lưu Trữ


 

Làm Cách Nào Để Đoạn Tận Khổ Đau- Bài 2

Tôi sẽ giải thích phần thực hành theo Kinh Đại Niệm Xứ Mahasatipaṭṭhana.

 

How to Make An End to Suffering

I should like to explain how to practice according to the Mahasatipatthana Sutta.

 

Trong bài Kinh này, Đức Phật dạy: “Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân?

 

In the Sutta, the Buddha says thus:
‘Bhikkhus, how does a bhikkhu abide contemplating the body in the body?’

Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến một nơi vắng vẻ, và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm vào đề mục thiền của mình.

 

Here, bhikkhus, a bhikkhu goes to the forest, or to the foot of a tree or to a secluded place. Then he sits down cross-legged, keeps his upper body erect and establishes his mindfulness to the object of his meditation.

Tỉnh giác, vị ấy hít vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra.

 

He breathes in mindfully; he breathes out mindfully.

Khi hít vô dài, vị ấy hiểu rõ: "Tôi hít vô dài". Khi thở ra dài, vị ấy hiểu rõ: "Tôi thở ra dài". Khi hít vô ngắn, vị ấy hiểu rõ: "Tôi hít vô ngắn".Khi thở ra ngắn, vị ấy hiểu rõ: "Tôi thở ra ngắn".

When he breathes in long, he understands: “I breathe in long.” When he breathes out long, he understands: “I breathe out long.” When he breathes in short, he understands: “I breathe in short.” When he breathes out short, he understands: “I breathe out short.”

Vị ấy tập như vậy: "Tôi sẽ vừa hít vào vừa cảm giác rõ ràng toàn thân hơi thở". Vị ấy tập như vầy: "Tôi sẽ vừa thở ra vừa cảm giác rõ ràng toàn thân hơi thở ra".

 

 

He trains thus: “I shall breathe in experiencing the whole breath (body) clearly.” He trains thus: “I shall breathe out experiencing the whole breath (body) clearly.”

Vị ấy tập như vầy: "Tôi sẽ vừa hít vào vừa an tịnh toàn thân hành của hơi thở". Vị ấy tập như vầy: "Tôi sẽ vừa thở ra vừa an tịnh toàn thân hành của hơi thở".

 

 

 

He trains thus: “I shall breathe in tranquilizing the whole breath formations.” He trains thus: “I shall breathe out tranquilizing the whole breath formations.”

 

Này các Tỷ-kheo, như người thợ quay hay học trò người thợ quay thiện xảo khi quay dài, hiểu rõ: "Tôi quay dài" hay khi quay ngắn, hiểu rõ: "Tôi quay ngắn". Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hít vô dài, hiểu rõ: "Tôi hít vô dài"; hay thở ra dài, hiểu rõ: "Tôi thở ra dài"; hay hít vô ngắn, hiểu rõ: "Tôi hít vô ngắn"; hay thở ra ngắn, hiểu rõ: "Tôi thở ra ngắn".

 

Just like a skilled turner or his apprentice, while he makes a long turn he understands: “I make a long turn.” While he makes a short turn, he understands: “I make a short turn.” In the same way, when a bhikkhu breathes in long, he understands: “I breathe in long.” When he breathes out long, he understands: “I breathe out long.” When he breathes in short, he understands: “I breathe in short.” When he breathes out short, he understands: “I breathe out short.”

 

Vị ấy tập như vầy: "Cảm giác rõ toàn thân hơi thở, tôi sẽ hít vô". Vị ấy tập như vầy: "Cảm giác rõ toàn thân hơi thở, tôi sẽ thở ra". Vị ấy tập như vầy: "An tịnh toàn thân hơi thở, tôi sẽ hít vô". Vị ấy tập như vầy: "An tịnh toàn thân hơi thở, tôi sẽ thở ra".”

 

He trains thus: “I shall breathe in experiencing the whole breath (body) clearly.” He trains thus: “I shall breathe out experiencing the whole breath (body) clearly.” He trains thus: “I shall breathe in tranquilizing the whole breath formations.” He trains thus: “I shall breathe out tranquilizing the whole breath formations.”

 

Đây là phần Đức Phật dạy về Niệm hơi thở, đặc biệt để đạt đến an chỉ định, định bậc thiền.

 

This is The Buddha’s instruction on mindfulness of breathing, specially for the attainment of jhana.

 

Trong đọan văn, từ “ở đây” nghĩa là ở trong giáo pháp của Đức Phật. Bằng từ “ở đây”, những giáo lý ngoài Phật giáo được loại ra vì chúng không dạy phương pháp Niệm hơi thở một cách hoàn hảo như đã được dạy trong Phật giáo.

 

 

In the passage, the word ‘here’ means in this Dispensation of The Buddha. By the word ‘here,’ dispensations other than the Buddha’s are excluded as they do not teach mindfulness of breathing in the complete way as it is taught in The Buddhadhamma.

 

Ngoài Phật giáo ra, không một giáo lý nào khác có thể dạy phương pháp Niệm hơi thở một cách hoàn hảo. Nó chỉ được giảng dạy trong Giáo Pháp của Đức Phật.

 

 

Outside The Buddha’s dispensation there is no one who can teach anapanasati in the complete way. It is taught only in The Buddha’s dispensation.

 

Vì thế mới nói:
“Ở đây chúng ta mới tìm thấy bậc sa-môn; ngoại đạo không có các bậc sa-môn.”

 

For it is said:
‘Here we find a true recluse (samana); other schools are empty of recluses.’

 

Những Trú Xứ Thích Hợp cho Thiền
Đức Phật chỉ ra những nơi thích hợp cho hành giả trong đọan: “Tỷ-kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến nơi thanh vắng.” Điều này nói rõ đâu là nơi thích hợp cho hành giả để huân tập và phát triển chánh niệm.

 

Suitable Places for Meditation
The Buddha points out suitable places for meditators in the passage: ‘A bhikkhu goes to the forest, to the foot of a tree or to a secluded place.’ This makes clear what is an abode appropriate to the meditator for the cultivation of mindfulness.

 

Tâm hành giả bấy lâu thường khắn khít với các đối tượng sắc pháp và dục lạc trước khi hành giả dấn thân vào thiền. Vị ấy không thích bước vào con đường thiền tập do bởi cái tâm chưa được điều phục của mình không quen sống thiếu các dục lạc. Vị ấy giống như con bê non nếu bị thắng vào một cỗ xe kéo thì chỉ muốn chạy khỏi con đường.

 

The mind of the meditator has dwelt on visual objects and other sensual objects for a long time before he comes to meditate. He does not like to enter the road of meditation, because his mind is not tamed is not used to living without sensual pleasures. He is like a wild young bull who if he is harnessed to a cart always wants to run off the road.

 

Trước khi dấn thân vào thiền, tâm của vị ấy thường xuyên tiếp xúc với đủ đối tượng dục lạc khác nhau như phim ảnh, âm nhạc, thức ăn thượng vị và đời sống xã hội lạc hưởng. Và tâm vị ấy chỉ đắm chìm vào đấy.

 

Before he comes to meditate, his mind constantly came into contact with various kinds of sensual objects, such as movies, pleasant music, delicious food, and enjoyable social life. And his mind took great delight there in.

 

Nhưng giờ đây, không có phim ảnh, không có âm nhạc,không môi son, không nước hoa. Có đúng vậy không?
:

 

But now there are no movies, no music, no lipstick, no perfume. Is it true?

 

Nên tâm vị ấy giống như con cá bị bắt ra khỏi nước và nằm trên đất khô, giẫy giụa trong khổ sở và mong ngóng về với nước.

 

And thus his mind is just like a fish taken out from water and put on the dry ground, jumping about in distress and longing for water.

 

Lúc này hơi thở vào và hơi thở ra giống như nền đất khô vậy

 

Now in-and-out breath is just like the dry ground;

 

Quá đơn điệu và không đáp ứng cái tâm mong cầu dục lạc của vị ấy.

 

It is too monotonous and unsatisfying to his mind which is ever longing for sensual pleasures.

 

Trong khi đang tọa thiền, thay vì tập trung trên hơi thở, vị ấy chỉ dành thời gian để nhớ tưởng về các thú vui mà mình đã tận hưởng hay mong đợi dục lạc trong tương lai.

 

While sitting, instead of concentrating on the breath, he spends much of his time dwelling in past sensual pleasures that he enjoyed, or in future sensual pleasures that he expects to enjoy.

 

Nhưng điều này chỉ khiến phí thời gian và chẳng ích lợi gì cho việc huân tập và phát triển tâm mình. Cho dù vị ấy có thực hành cách này cả đời cũng chẳng thể tiến bộ hơn được.

 

But this is just a waste of time and is not helpful to mental cultivation. Even if he practices in this way for his whole life there will be no improvement for him.

 

Tỷ Dụ Về Con Bê Hoang
Do vậy để vượt qua thói quen xấu này, vị ấy nên lặp đi lặp lại việc mang tâm về hơi thở, trụ tâm mình trên ấy càng lâu càng tốt.

 

The Simile of A Wild Calf
Thus, in order to overcome his bad habit he should repeatedly bring his mind back to the breath, keeping his mind on it as long as possible.

 

Theo cách này, vị ấy có thể phát triển được thói quen mới là tập trung vào hơi thở.

 

In this way he begins to develop a new habit of concentrating on the breath.

 

Nó giống như một mục đồng muốn điều phục một con bê bấy lâu được nuôi dưỡng chỉ tòan bằng sữa bò mẹ hoang.

 

It is just like a cowherd who wishes to tame a wild calf nourished entirely on the milk of a wild cow.

 

Người ấy dẫn con bê khỏi bò mẹ, đến một cột trụ được đóng chặt xuống đất và buộc con bê vào đấy.

 

He leads that calf away from the cow to a stout post firmly sunk in the ground and then ties it to it.

 

Khi con bê nhảy qua nhảy lại, nó thấy không thể nào chạy thoát khỏi cột trụ.

 

When that calf jumps here and there it finds that it is impossible to run away.

 

Cuối cùng nó mệt mỏi vì việc kháng cự và ngồi hay nằm xuống ngay tại cột trụ.

 

Eventually it tires of struggling and crouches down or lies down at that very post.

 

Tương tự vậy, người nào muốn điều phục cái tâm hoang dại đã lâu ngày được các đối tượng sắc và dục lạc khác nuông chìu, nay đưa tâm mình ra khỏi chốn ấy và dấn vào rừng sâu, đến một gốc cây hay đến một nơi thanh vắng.

 

In the same way, he who wants to tame the wild mind that has for a long time been nourished on visible and other sensual objects leads the mind away from them and ushers it into a forest, to the foot of a tree or to a secluded place.

 

Rồi vị ấy buộc tâm mình vào một cột trụ là đối tượng của một niệm xứ, như là hơi thở, bằng sợi dây thừng chánh niệm.

 

Then he ties that mind to the post of the object of foundation of mindfulness, such as the breath, with the rope of mindfulness.

 

Tâm của vị ấy cũng sẽ chạy đây, chạy đó.

 

His mind will also jump here and there.

 

Khi nó không thể đạt được đối tượng quen thuộc xưa nay và thấy không thể rứt bỏ sợi dây thừng chánh niệm để cao chạy xa bay, cuối cùng nó sẽ ngồi xuống ngay tại đối tượng ấy bằng cận định hoặc an chỉ định.

 

When it cannot obtain the objects it had long grown used to and finds it impossible to break the rope of mindfulness and run away, it will finally sit or lie down at that very object by way of access and full absorption.

 

Vậy nên các nhà chú giải xưa đã nói:
"Mục đồng muốn chăn luyện bê hoang
cần cột bê vào cọc chắc thế nào,
Đây cũng vậy, hành giả cần
dùng dây niệm buộc tâm chắc vào đề mục".

 

Therefore, the ancient commentators said:
As one who wants to break a wild young calf
Would tether it to a stout stake firmly, here,
In the same way the meditator should tie fast
His own mind to the meditation object.

 

Theo trên, trú xứ ấy là thích hợp cho hành giả. Vì vậy, nó được nói: “Điều này chỉ rõ trú xứ nào là thích hợp cho hành giả huân tập và phát triển chánh niệm.”

 

In this way this abode becomes appropriate to the meditator. Therefore, it is said, ‘This makes clear what abode is appropriate to the meditator for the cultivation of mindfulness.’

 

Việc niệm hơi thở không dễ để thành tựu nếu không rời xa vùng lân cận làng xóm bởi âm thanh là một chướng ngại với thiền định.

 

Mindfulness of breathing is not easy to accomplish without leaving the neighbourhood of a village because sound is a thorn to absorption.

 

Ở một nơi không có dân cư, rất dễ cho một hành giả ghi nhận đề mục thiền này.

 

In a place that is uninhabited it is easy for the meditator to take up this meditation subject.

 

Vì thế, Đức Thế tôn đã chỉ rõ trú xứ thích hợp bằng cụm từ: “..đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến một nơi vắng vẻ...”.

 

Therefore, The Blessed One pointed out the abode suitable for that with the words, ‘goes to the forest, or to the foot of a tree, or to a secluded place.’

 

Đức Phật giống như một bậc Thầy về nghệ thuật xây dựng những cảnh trí vì Ngài đã chỉ ra trú xứ thích hợp cho các hành giả.

 

The Buddha is like a master of the science of building sites because he pointed out the suitable abode for meditators.

 

Như bậc Thầy về nghệ thuật xây cất quan sát cảnh trí dự định cho một thành phố, ngắm thật kỹ lưỡng khung cảnh ấy từ các phía, và chỉ dẫn "Hãy xây dựng thành phố tại đây".

 

After a master in the science of selecting building sites has seen a stretch of ground good for building a town and has considered it well from all sides, he advises: ‘Build the town here.’

 

Và khi việc xây dựng thành phố đã hoàn tất, vị ấy được vinh dự lớn của các gia đình hoàng thân.

 

When the building of the town is completed he receives high honour from the royal family.

 

Cũng vậy, Ðức Thế Tôn sau khi xem xét từ mọi phương diện về một trú xứ thích nghi cho hành giả, và Ngài chỉ dẫn: " nên chọn đề mục thiền này".

 

In the same way, after The Buddha has well considered from all points the abode suitable for the meditator he advises: ‘This meditation subject should be chosen.’

 

Và về sau, khi thiền giả đã tu tập đề mục thiền và đắc A-la-hán quả, nói: "Chắc chắn rồi, Ðức Thế tôn quả thực là Ðấng Toàn Giác", Ðức Thế Tôn nhận được danh xưng lớn.

 

When Arahantship has gradually been reached by the meditator, he expresses his gratitude and admiration with the words: ‘Certainly, The Blessed One is the Supremely Awakened One.’ The Buddha receives great honour.

 

Tôi xin chấm dứt thời pháp tại đây. I would like to stop dhammatalk here.

Trở về SongNgu | Trang kế| Trang Thien | dieuphap.com |